Trang chủ

khoa học công nghệ - môi trường

Ban hành tiêu chuẩn Dụng cụ nổi cứu sinh dùng trên đò ngang
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Từ 1/10/2015 việc thiết kế, sản xuất, thử nghiệm sản phẩm phải tuân thủ quy chuẩn.

 
Cục Đăng kiểm VN tặng Dụng cụ nổi cứu sinh cho trẻ em huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (Ảnh: Tư liệu)


Theo Thông tư số 04/2015/TT-BGTVT của Bộ GTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra thiết bị cứu sinh dùng cho phương tiện thủy nội địa (có hiệu lực thi hành từ 1/10/2015), có các loại thiết bị cứu sinh dùng trên phương tiện thủy: phao áo, phao tròn, dụng cụ nổi cứu sinh cá, dụng cụ nổi cứu sinh. Trong đó, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân và dụng cụ nổi cứu sinh là 2 loại lần đầu được đưa vào quy chuẩn kỹ thuật.

Dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân được dùng thay thế cho phao áo cứu sinh trên đò ngang, đò dọc và phương tiện thủy cỡ nhỏ. Theo quy chuẩn được ban hành kèm thông tư, có các loại mang ký hiệu DCNCN-50 dùng cho người dưới 50kg; loại ký hiệu DCNCN-80 dùng cho người dưới 80kg; DCNCN-130 dùng cho người dưới 130 kg. Ngoài ra có loại ký hiệu dành riêng trên phương tiện thủy chở dầu có vùng hoạt động SB, SI và SII.

Về kết cấu, Dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân phải là hình khối hộp chữ nhật; tùy theo ký hiệu mà có trọng lượng và kích thước cụ thể. Ví dụ: loại dành cho người dưới 50kg, có trọng lượng từ 110-200g, kích thước: 300mm (dài)  x 170mm (rộng) x 130mm (cao)…

Về vật liệu, phần vật liệu là xốp Styrofor hoặc LPD- Foam, có tỷ trọng 10-15kg/m3, vật liệu vỏ bọc nên ngoài là Polyester màu da cam. Dụng cụ có dây đeo, chốt, dây bám, 8 miếng vật giấy phản quang.

Còn Dụng cụ nổi cứu sinh có lớp vỏ bọc ngoài là nhựa, hợp kim nhẹ hoặc vật liệu tương đương Dụng cụ nổi cứu sinh dành cho phương tiện chở dầu… Dụng cụ nổi phải có đủ sức nổi để giữ được trên mặt nước với một số lượng người đã quy định là 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18 và 20 người.

Quy chuẩn áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quản lý, thiết kế, chế tạo và nhập khẩu thiết bị cứu sinh dùng trên phương tiện thủy, trong cứu hộ, cứu nạn, vui chơi, giải trí trên đường thủy.

Cần nói thêm, cách đây vài năm thực hiện Cuộc vận động Mặc áo phao khi đi đò do Ủy ban ATGT Quốc gia phát động, Cục Đăng kiểm VN sáng chế Dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân để thay thế cho áo phao cứu sinh tại đò ngang, nhằm khuyến khích người đi đò sử dụng. Sau khi thử nghiệm đã nghiên cứu, đề xuất ban hành quy chuẩn kỹ thuật để áp dụng rộng rãi toàn quốc.

Theo Huy Lộc (Báo Giao thông)

Quay lại