Hỏi đáp Hỏi đáp

Tiêu đề

Đặt câu hỏi tại đây

Làm thủ tục cho tàu mang cấp VR-SB

Trương Thị Hoài (cangvudtndvt@gmail.com) - 93 Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Vũng Tàu
Trả lời :

Kính gửi bạn Hoài!

Bạn có thể đưa câu hỏi cụ thể hơn để Cục có căn cứ để trả lời bạn.

Trân trọng.



Đính kèm :

Xử phạt vi phạm hành chính

Đặng Văn Mạnh (dangvanmanhvp1974@gmail.com) - Vĩnh Phúc
Trả lời :

Đồng chí Trần Sỹ Duy - Q. Trưởng phòng Pháp chế - Thanh tra, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trả lời câu hỏi của anh Mạnh như sau:

Theo Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ đã quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Đại diện cảng vụ ĐTNĐ, cụ thể như sau:

Trưởng Đại diện cảng vụ ĐTNĐ có quyền:

-Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 10.000.000đ;

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000đ

 



Đính kèm :

tuyến vận tải thủy nội địa từ bờ ra đảo

Nguyễn Hồng Hải (haittgt@gmail.com) - Thanh tra GTVT Quảng Nam
Trả lời :

Cảm ơn anh Hải đã gửi câu hỏi đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Tuy nhiên câu hỏi của anh Hải chưa có nội dung cụ thể nên Cục không trả lời được, mong anh Hải đặt câu hỏi cụ thể hơn để có thể nhận được câu trả lời.

Trân trọng!



Đính kèm :

Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn trên đường thuỷ nội địa có trách nhiệm gì?

Huy Hoàng (huyhoang129994@gmail.com) - Hà Nội
Trả lời :
Thuyền trưởng, người lái phương tiện và những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa hoặc phát hiện người, phương tiện bị tai nạn trên đường thuỷ nội địa phải tìm mọi biện pháp để kịp thời cứu người, phương tiện, tải sản bị nạn; bảo vệ dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn, báo chơ cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất và phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Đính kèm :

Để đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, thuyền trưởng, người điều khiển phương tiện phải thực hiện một số điều cấm cơ bản nào

Mai Thị Thủy (thuy15081976@gmail.com) - Kim Bảng, Hà Nam
Trả lời :

Trả lời: Thuyền trưởng, người điều khiển phương tiện phải thực hiện một số điều cấm cơ bản sau đây:

- Cấm khai thác phương tiện chưa đăng kiểm, hết hạn đăng kiểm.

- Cấm điều khiển phương tiện mà không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định tương ứng với các chức danh đảm nhiệm.

- Cấm sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.

- Cấm làm việc trên phương tiện khi trong người có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/ 1 lít khí thở hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

- Cấm chở hàng dễ cháy, dễ nổ, độc hại, động vật lớn chung với hành khách.

- Cấm tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thuỷ nội địa, lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác.

- Cấm chở quá tải (người hoặc hàng hoá).

- Cấm bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình, hoặc ngược lại.

- Cấm vượt khi chưa có âm hiệu của phương tiện bị vượt đồng ý.

- Cấm phương tiện nhỏ đi cắt hướng phương tiện lớn.

- Cấm quay trước mũi phương tiện khác.

- Cấm vượt, quay trở trong khu vực điều tiết giao thông.

- Cấm neo đậu giữa luồng, khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp, trong hành lang bảo vệ cầu và những nơi có báo hiệu cấm neo đậu.

- Cấm vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng và các báo hiệu cấm khác.



Đính kèm :

Phương tiện thuỷ nội địa đưa vào hoạt động (sử dụng) phải bảo đảm những điều kiện gì?

Đặng Xuân Tùng (dangxuantung1972@gmail.com) - Thái Bình
Trả lời :

Trả lời: Theo Điều 24 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, điều kiện hoạt động của phương tiện được quy định như sau:

1- Đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a. Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.

b. Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký; sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện.

c. Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên.

2. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b nói trên.

3. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở người từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm an toàn, sơn vạch dấu mớn nước an toàn và có Giấy chứng nhận đăng ký.

4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm an toàn theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi chủ phương tiện đăng ký hộ khẩu thường trú.



Đính kèm :

Người lái phương tiện thuỷ nội địa phải có điều kiện gì?

Hoàng Bảo Sơn (baoson2553@gmail.com) - Nghĩa Hưng, Nam Định
Trả lời :

1- Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người phải có các điều kiện sau đây:

a. Đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.

b. Có chứng nhận đủ sức khoẻ của cơ quan y tế và biết bơi.

c. Có chứng chỉ lái phương tiện.

2- Người lái phương tiện không có động cơ với trọng tải toàn phần đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh thì độ tuổi người lái phương tiện phải đủ 18 tuổi trở lên.



Đính kèm :

Cho mình hỏi về quy định xử phạt đường thủy nội địa mới nhất

Nguyễn Thị Vân Anh (nguyenthivananh86nd@gmail.com) - Bằng A, Hoàng Mai, Hà Nội
Trả lời :

Trả lời: Bạn tham khảo thêm về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thủy nội địa (Nghị định 132/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015).



Đính kèm :

Đối với thuyền viên, người lái phương tiện bi xử phạt như thế nào khi đang làm việc trên phương tiện có nồng độ vượt quá 80miligam/100mililit máu hoặc 40 miligam/1lit khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm.

Nguyễn Tuấn anh (anhnt@gmail.om) - Hà Nội
Trả lời :

Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 18 (Vi phạm quy định đối với thuyền viên, người lái phương tiện) của Nghị định số 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa , cụ thể như sau:

1. Khoản 1 Điều 18 quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi khi đang làm việc trên phương tiện mà có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm.

2. Điểm b Khoản 2 Điều 18 quy định: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bố trí thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trong tình trạng thuyền viên, người lái phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.



Đính kèm :

Đặt câu hỏi tại đây

Họ và tên (*)
Thư điện tử (*)
Số điện thoại
Địa chỉ
Chủ đề
Tiêu đề (*)
Nội dung
Chữ để nhận dạng Refresh CAPTCHA Refresh CAPTCHA