Trang chủ

hợp tác quốc tế

Mở cơ chế hợp tác Mê Công - Lan Thương
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Từ ngày 19 - 26/6/2016, Trung Quốc đã tổ chức chương trình giao lưu giữa các nước Mê Công - Lan Thương tại Bắc Kinh và các tỉnh Giang Tô, Vân Nam.

Lãnh đạo 6 nước tiểu vùng sông Mekong tại hội nghị Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ nhất. Ảnh: chinhphu.vn

Tham dự hội thảo, phía Việt Nam có các đại diện gồm Bộ Ngoại giao, Ủy ban Mê Công Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đại diện Bộ GTVT là ông Trương Trọng Doanh, Trưởng phòng KHCN-HTQT&MT, Cục Đường thuỷ nội địa VN. Các đoàn quốc tế bao gồm 04 nước thành viên lưu vực sông Mê Công - Lan Thương (Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia) và chủ nhà Trung Quốc.

Mục tiêu chương trình này là tham quan, trao đổi kinh nghiệm, mở ra cơ chế hợp tác Mê Công - Lan Thương. Hợp tác sông Mê Công - Lan Thương là cơ chế hợp tác tiểu vùng mà 6 nước xây dựng theo nhu cầu chung. Mặc dù tình hình các nước khác nhau, nhưng có nhu cầu hợp tác trong các mặt như công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển du lịch...

Đây là hoạt động nhằm triển khai kết quả của Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công - Lan Thương lần thứ nhất, tổ chức ngày 23/3/2016, tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu.

Tại Hội nghị, các nước rất quan tâm thảo luận các nội dung hợp tác liên quan đến các nội dung xóa đói, giảm nghèo, đào tạo tăng cường năng lực, xây dựng và thông qua các danh mục chương trình, dự án ưu tiên đầu tư.

Bởi hiện nay, rất nhiều dự án được các nước đề xuất, tuy nhiên mới thông qua danh sách các dự án thu hoạch sớm (45 dự án). Các nước rất quan tâm đến việc xây dựng cơ chế triển khai hợp tác MLC cũng như đối với các dự án này.

Thời gian tới, 5 lĩnh vực ưu tiên và cần tiếp tục triển khai mà 6 nước đã cam kết, gồm quản lý tài nguyên nước, kết nối, hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế qua biên giới, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.

Nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, gia tăng thương mại, đầu tư của các tỉnh phía Nam Trung Quốc với các nước, là một thị trường tiềm năng và có tốc độ phát triển kinh tế cao.

Qua cơ chế hợp tác này, Trung Quốc cam kết hỗ trợ về phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, giáo dục, giao lưu văn hóa, xóa đói giảm nghèo,...

Trung Quốc muốn thúc đẩy việc thực hiện sáng kiến Một vành đai, một con đường và các sáng kiến hợp tác khu vực Lan Thương - Mê Công, cũng như thực hiện kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN.

Hội nghị cũng là cơ hội trao đổi trao đổi với các nhà tài trợ về nội dung các dự án. Hiện nay, phía Trung Quốc dự kiến cấp ngân sách 300 triệu USD từ 2016-2020 để hỗ trợ cho các dự án ưu tiên đầu tư trong lưu vực.

Các nước đã yêu cầu Trung Quốc cam kết cho vay các khoản vay ưu đãi, cung cấp 18.000 học bổng mỗi năm và 5.000 cơ hội đào tạo cho các quốc gia Mê Công.

Tại hội nghị Tam Á, để góp phần thúc đẩy hợp tác Mê Công-Lan Thương, Việt Nam đã đề xuất 3 dự án và đã được các nước nhất trí đưa vào Danh sách 45 dự án thu hoạch sớm của 6 nước để triển khai giai đoạn đầu của hợp tác Mê Công-Lan Thương, gồm: Dự án hài hòa hóa tiêu chuẩn, thủ tục về giao thông thủy giữa các nước trong tiểu vùng; Dự án tăng cường phối hợp quản lý lũ lụt và hạn hán trong lưu vực sông Mê Công - Lan Thương; Tăng cường hợp tác quản lý lũ lụt và hạn hán lưu vực sông Mê Công - Lan Thương.

Để thúc đẩy việc triển khai các dự án, đoàn công tác đề xuất các nội dung như: Đề nghị cử người tham gia vào các hoạt động của Trung tâm ASEAN - Chi Na (ACC) hoặc chia sẻ thông tin cho phía Việt Nam.

Rà soát lại tiến độ các dự án trong danh mục dự án ưu tiên và dự án thu hoạch sớm, đề xuất Kế hoạch thực hiện hợp tác Mê Công - Lan Thương.

Về đề xuất hợp tác, trong quá trình hội nghị, đoàn Việt Nam đã tích cực trao đổi với các chuyên gia, các nước đối tác về khả năng tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực Mê Công - Lan Thương.

Đoàn đã đề nghị phía Trung Quốc xem xét việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý và hỗ trợ triển khai các dự án của Việt Nam, phía bạn đồng ý xem xét đề xuất này.

Để triển khai các kết quả Hội nghị trên cũng như tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế thời gian tới, Đoàn đã đề xuất triển khai các nội dung sau:

Đối với Cục ĐTNĐ Việt Nam, hợp tác này còn tương đối mới mẻ, chưa có nhiều nội dung hoạt động. Tuy nhiên, đây là xu thế hợp tác chung của các nước trong khu vực, do vậy để hội nhập sâu với các nước, tránh tụt hậu trong hợp tác giữa Trung Quốc và các nước nói chung và giao thông thủy, VN cần tăng cường tham gia các hoạt động của chương trình này.

Thúc đẩy việc phối hợp với Trung Quốc và các nước tiểu vùng Mê Công triển khai dự án chung về thành lập Trung tâm hợp tác nguồn nước Mê Công-Lan Thương nhằm chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực về quản lý bền vững tài nguyên nước sông Mê Công, trong đó có việc đóng góp tài chính và chuyên gia làm việc tại Trung tâm này.

Chuẩn bị và xây dựng Dự thảo chi tiết dự án "Hài hòa hóa tiêu chuẩn, thủ tục về giao thông thủy giữa các nước trong tiểu vùng trong lĩnh vực đường thủy" để trình Bộ Ngoại giao xem xét, tổng hợp.

T.T.D

Quay lại

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang online: 200
Tổng số truy cập: 15858566