Trang chủ

Quy hoạch dự án

Kế hoạch di dời toàn bộ bến cảng trên sông Sài Gòn
Từ khóa Xem với cỡ chữ

TTO - 10 bến cảng trên sông Sài Gòn phải di dời. Các bến cảng còn lại hoạt động theo hiện trạng, không cải tạo nâng cấp, mở rộng và nghiên cứu di dời sau năm 2020 hoặc chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn.

Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam bộ (nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 bao gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và các cảng bến trên sông Soài Rạp, Long An.  

Theo đó, mục tiêu bố trí hợp lý các cảng biển nhằm phát huy hiệu quả tổng hợp, tạo sự phát triển cân đối, đồng bộ  giữa các cảng biển và cơ sở hạ tầng.  

Đồng thời, phân bố, điều kiện hợp lý luồng hàng hóa nhằm giảm tải lưu lương giao thông đô thị, giải tòa ùn tắc khu vực trung tâm TP.HCM.

Theo qui hoạch chi tiết, Bộ GTVT xác định nhóm cảng biển Đông Nam bộ có 4 cảng biển gồm cảng TP.HCM, cảng Đồng Nai, cảng Vũng Tàu (bao gồm Côn Đảo) và cảng Bình Dương. 

Trong đó, nhóm cảng TP.HCM được xác định là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực gồm khu bến trên sông Sài Gòn, khu bến Cát Lái trên sông Đồng Nai, khu bến trên sông Nhà Bè, khu bến Hiệp Phước trên sông Soài Rạp. 

Xác định khu bến trên sông Sài Gòn phải thực hiện di dời, chuyển đổi công năng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo quy hoạch, Bộ GTVT định hướng quy hoạch di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn với 10 bến cảng, trong đó, di dời bến cảng Tân Thuận, Q.7 (thuộc cảng Sài Gòn) ra khu vực Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) phù hợp với tiến trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 4). 

Những bến cảng chưa di dời tiếp tục hoạt động theo hiện trạng, không cải tạo nâng cấp, mở rộng và nghiên cứu di dời sau năm 2020 hoặc chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn.

Đồng thời, xác định khu bến cảng Hiệp Phước (sông Soài Rạp, Nhà Bè) là khu bến cảng chính của cảng biển TP.HCM trong tương lai, chủ yếu làm hàng tổng hợp, container, tiếp nhận tàu tổng hợp trọng tải đến 50.000 tấn và tàu chở container đến 4.000 TEU (1 TEU tương đương 1 container 20 feet), một số bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp liền kề.

Về định hướng ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2020, phát triển cảng biển nhóm 5, sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư khu bến cảng Cát Lái ra đường vành đai 2, nút giao thông Mỹ Thủy và các nút kết nối với khu bến Cát Lái. 

Đầu tư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, trong đó tập trung xây dựng trước đoạn Biên Hòa - Cái Mép, tăng cường khả năng kết nối khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải. 

Xây dựng tuyến đường liên cảng, các tuyến đường kết nối tới các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải. Xây dựng đường vào các bến cảng khu vực Hiệp Phước. Trong đó, đầu tư hoàn thiện tuyến đường trục Bắc - Nam vào khu công nghiệp bến cảng Hiệp Phước. 

Đồng thời, nghiên cứu khả thi kết nối đường sắt tới bến cảng khu vực Cái Mép. Báo cáo chủ trương đầu tư dự án phát triển các hánh lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam bằng nguồn vốn ODA.

Theo Bộ GTVT, dự kiến năm 2020, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển nhóm 5 đạt 228,2 đến 238,5 triệu tấn.

Đến năm 2025 sản lượng hàng hóa đạt 291,8 - 317,7 triệu tấn/năm. Năm 2030 đạt 358,5 - 411,5 triệu tấn/năm.

Sản lượng hành khách năm 2020 đạt 281.900 - 343.900 lượt khách/năm. Năm 2025 đạt 294.400 - 478.4000 lượt khách/năm.

Năm 2030 đạt 307.500 - 705.800 lượt hành khách/năm.

Theo Tuoitre.vn

Quay lại

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang online: 301
Tổng số truy cập: 15863594