Trang chủ

Tin hoạt động ngành

Đoàn công tác Cục ĐTNĐ Việt Nam làm việc với Cảng Hải Phòng
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Chiều ngày 10/9/2020, Đoàn công tác Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam do Cục trưởng Bùi Thiên Thu làm Trưởng đoàn đã đến làm việc tại Cảng Hải Phòng. Tham gia Đoàn công tác có Phó Cục trưởng Phan Văn Duy, đại diện các phòng nghiệp vụ Cục ĐTNĐ Việt Nam.

Tiếp và làm việc với Đoàn, về phía lãnh đạo Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng có Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Hồng Minh, Tổng Giám đốc Nguyễn Tường Anh, các thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng Giám đốc, lãnh đạo các phòng chuyên môn, Giám đốc công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu, Giám đốc Công ty CP Lai dắt và vận tải Cảng Hải Phòng.

Toàn cảnh Buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Lãnh đạo Công ty đã báo cáo Đoàn công tác về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 và 8 tháng đầu năm 2020. Trong năm 2019, Cảng Hải Phòng tiếp tục gặp khó khăn, nhưng với sự quan tâm tạo điều kiện và chỉ đạo kịp thời của các Bộ, Cục, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, thành phố Hải Phòng, các cơ quan ban ngành và đặc biệt là sự quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên, Cảng Hải Phòng đã hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2019, tình hình trật tự trị an được giữ vững, công tác an toàn lao động thực hiện tốt. Thu nhập, đời sống của CBCNV toàn Cảng Hải Phòng được đảm bảo và ổn định.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Hồng Minh phát biểu tại buổi làm việc

Đánh giá tình hình vận tải thủy nội địa, ông Phạm Hồng Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cho biết: Khu vực Hải Phòng nói chung và Cảng Hải Phòng nói riêng hiện là trung tâm đầu mối giao thông quan trọng liên hoàn đường bộ, đường sắt, hàng không và đường hàng hải, trong đó vận tải thủy nội địa có vai trò quan trọng trong chuỗi dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa, chiếm từ 16-18% trong tổng sản lượng khu vực Hải Phòng, giúp cho nền kinh tế phía Bắc và thành phố Hải Phòng luôn tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, các cảng biển được kết nối chủ yếu bằng đường bộ gây áp lực cho hệ thống vận tải đường bộ, vốn đang bị xuống cấp và ngày càng trở nên quá tải. Vận tải thủy hiện nay còn nhiều "điểm nghẽn" như: hệ thống cầu, đường bộ, đường sắt bắc qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia không đủ tĩnh không, đã ảnh hưởng đến việc khai thác vận tải hàng hóa đến các cảng, đặc biệt đối với các cảng nước sâu tại khu vực Lạch Huyện khi khai thác tàu lớn đòi hỏi dịch vụ logistics (trong đó có vận tải thủy nội địa) đáp ứng lượng hàng và thời gian khai thác.


Tổng Giám đốc Nguyễn Tường Anh phát biểu tại buổi làm việc

Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam Bùi Thiên Thu phát biểu tại buổi làm việc


Cục trưởng Bùi Thiên Thu đánh giá cao những nỗ lực của Cảng Hải Phòng trong thời gian qua đồng thời ghi nhận, những ý kiến của doanh nghiệp. Cục trưởng cho rằng, việc thúc đẩy vận tải thủy nội địa tại khu vực phía Bắc sẽ giúp giảm tải cho đường bộ, giảm áp lực cho hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ của thành phố Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, cần triển khai đồng bộ các chính sách về hạ tầng giao thông vận tải thủy nội địa, tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải, có chính sách cắt giảm một số loại phí chưa thực sự hợp lý, tăng sức cạnh tranh cho vận tải thủy nội địa. Cụ thể, Cục ĐTNĐ Viẹt Nam sẽ đề xuất các cơ quan thẩm quyền có giải pháp từng bước tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng trên tuyến như cải tạo, nâng tĩnh không cầu đường sắt, đường bộ... bên cạnh đó, Cục sẽ tập trung xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, nạo vét luồng đường thủy nội địa và tổ chức công tác điều tiết, chống va trôi tại các vị trí trọng yếu để đảm bảo luồng, tuyến được thông suốt, an toàn; Có giải pháp tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải đường thủy nội địa với đường bộ và nhất với là hàng hải. Ngoài ra,  Cục ĐTNĐ Việt Nam sẽ có báo cáo cấp thẩm quyền xem xét miễn thu phí cơ sở hạ tầng của thành phố Hải Phòng đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy  nội địa, tăng sức cạnh cạnh tranh cho vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa, thu hút hàng từ đường bộ xuống đường thủy nội địa.

Văn phòng

 

Quay lại