Trang chủ

Tin tức

Điểm sáng đường thủy 4 tháng đầu năm 2022
Từ khóa Xem với cỡ chữ

(TBTCO) - 4 tháng đầu năm 2022, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai thực hiện kế hoạch năm 2022. Nhờ đó đã đạt được kết quả khích lệ trên nhiều mặt công tác.

Hoàn thành số hóa toàn bộ cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng đường thủy

Theo Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ), xác định công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt. Ngay từ những ngày đầu năm 2022, đơn vị đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về ATGT đường thủy nội địa năm 2022 về "Nâng cao hiệu quả thực thi các giải pháp bảo đảm ATGT đường thủy nội địa". Cục cũng tổ chức trao tặng 2.855 dụng cụ cứu sinh cho đại diện Hội Vận tải thủy Việt Nam để triển khai trao tặng cho người dân thường xuyên tham gia giao thông đường thủy nội địa (dự kiến tại 11 địa phương thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam, gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh).

Cục ĐTNĐ xây dựng Kế hoạch hành động bảo đảm trật tự ATGT ĐTNĐ "Năm ATGT 2022"; triển khai đến ban ATGT các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác bảo đảm ATGT ĐTNĐ năm 2022 và phòng, chống dịch Covid-19....

Bên cạnh đó, Cục ĐTNĐ cũng tiếp tục triển khai thực hiện Dự án nguồn vốn Chương trình Aus4T của Chính phủ Úc để xây dựng hệ thống thông tin tích hợp phục vụ công tác quản lý nhà nước về ĐTNĐ. Cụ thể đã hoàn thành xong thiết kế cơ sở Khung kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin và hoàn tất xây dựng các nội dung mở rộng thêm tài trợ cho giai đoạn 2 (từ 6/22-12/23) với mục tiêu hoàn thành số hóa toàn bộ cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng đường thủy được phía Úc thông qua và đã trình báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Thông qua Dự án từ nguồn vốn Chương trình Aus4T của Chính phủ Úc để xây dựng hệ thống thông tin tích hợp phục vụ công tác quản lý nhà nước về ĐTNĐ, Cục đã phối hợp với Tư vấn Chương trình hoàn thành xong thiết kế chi tiết Khung kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin làm nền tảng để xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số. Dự kiến đến tháng 12 năm 2023 toàn bộ cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng đường thủy sẽ được số hoá không những phục vụ cho công tác quản lý điều hành, báo cáo, thống kê, lập kế hoạch đầu tư và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ mà còn kết nối với hệ thống thông tin của Bộ GTVT để cung cấp các thông tin dữ liệu chuyên ngành.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa

Bên cạnh đó, bằng nguồn đầu tư công trung hạn 2021-2025, trên cơ sở kế thừa và triển khai đồng bộ với Dự án A4T với mục tiêu chuyển đổi số toàn bộ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đường thuỷ nội địa, các bộ cơ sở dữ liệu và nghiệp vụ quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện, an toàn giao thông và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa sẽ được tin học hoá.

Đối với công tác số hóa Thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp: phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tin (CNTT) Bộ GTVT để công bố 2 thủ tục hành chính (TTHC) trên cổng một cửa điện tử ASEAN; hoàn thành quy trình điện tử và phối hợp với Trung tâm CNTT để hoàn thành hạ tâng kỹ thuật đảm bảo thực hiện các TTHC hiện có của Cục ĐTNĐ trên hệ thống một cửa điện tử liên thông, 10 TTHC trên hệ thống một cửa điện tử liên thông của Bộ GTVT lên mức dịch vụ công (cấp 3,4).Đáng chú ý, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng vận tải hành khách không bị giảm sâu so với năm 2021 vẫn đạt 38,3 triệu hành khách, vận tải hàng hóa đạt 50,8 triệu tấn giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước; hoàn thành việc tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên với 43 gói thầu quản lý, bảo trì các tuyến ĐTNĐ quốc gia; 2 gói thầu quản lý vận hành âu tàu Rạch Chanh; 15 gói thầu điều tiết.

Xử lý nghiêm các vi phạm

Theo Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam Bùi Thiên Thu, từ nay đến cuối năm 2022, Cục ĐTNĐ sẽ phối hợp xây dựng báo cáo tổng kết phối hợp liên ngành 3 cục về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa 2022; chủ trì, xây dựng dự thảo kế hoạch phối hợp liên ngành 3 cục về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa năm 2022 và tham mưu lãnh đạo 3 cục ký, ban hành; xây dựng chương trình và triển khai thực hiện các đoàn liên ngành kiểm tra trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa năm 2022.

Hướng dẫn sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa thực hiện việc ứng dụng phần mềm quản lý công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan thực hiện áp dụng dịch vụ công trực tuyến đối với tất cả các thủ tục liên quan đến công tác đăng ký và đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, tạo thuận lợi và giảm tối đa cho phí cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời giảm chi phí cho cơ quan giải quyết thủ tục hành chính...

Tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo trật tự ATGT đường thủy nội địa, đặc biệt là công tác phòng chống dịch Covid-19 đối với vận tải hàng hóa, hành khách trong tình hình mới; xử lý nghiêm các bến thủy nội địa không phép, phương tiện xếp dỡ hàng hóa tại bến thủy nội địa hoạt động không phép hoặc neo đậu không đúng nơi quy định, lấn chiếm luồng gây mất trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm đối với các bến khách ngang sông, cảng, bến hành khách, phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện chở khách trên đường thủy nội địa.

Theo Trí Dũng - Thời báo tài chính Việt Nam

Quay lại

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang online: 192
Tổng số truy cập: 15858692