Trang chủ

Thông tin chỉ đạo, điều hành

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp tục hoàn thiện đề án tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc
Từ khóa Xem với cỡ chữ

Cục Đường thủy nội địa VN  đang hoàn thiện đề án sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc để nâng hiệu quả quản lý và phù hợp với tình hình mới.

Lực lượng Thanh tra, cảng vụ đường thủy phối hợp kiểm tra tàu thủy cao tốc chở khách ở Hải Phòng

Trong đó, đáng chú ý của đề án là sẽ đề xuất thành lập mới Chi cục Đường thủy khu vực thứ III và Cảng vụ Đường thủy khu vực thứ V, tăng thêm 1 chi cục và 1 cảng vụ so với hiện nay.

Cụ thể, hiện có 2 Chi cục Đường thủy phía Bắc (trụ sở tại Hải Phòng) và phía Nam (tại TP.HCM) và lập thêm Chi cục mới có trụ sở tại Nghệ An với phạm vi quản lý là khu vực miền Trung. Nguồn nhân lực của chi cục mới được điều chuyển từ hai chi cục hiện có và ở Cục Đường thủy nội địa VN; trang thiết bị và cơ sở vật chất cũng được điều chuyển từ hai chi cục.

Đối với cảng vụ khu vực, hiện có 4 cảng vụ khu vực (phía Bắc 2, phía Nam 2) và sẽ lập thêm cảng vụ khu vực thứ 5, đặt trụ sở tại Nghệ An và quản lý cảng, bến thủy từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Nhân sự và cơ sở vật chất của cảng vụ thứ 5 điều chuyển từ các cảng vụ khu vực hiện có.

Cũng theo đề án, sau khi sắp xếp lại, đầu mối các phòng ban, đơn vị trực thuộc chi cục, cảng vụ khu vực giảm xuống; tổng mức biên chế của khối chi cục, cảng vụ không tăng so với hiện nay. Cùng đó, Cục Đường thủy nội địa VN cũng phân cấp, ủy quyền nhiều hơn cho các chi cục, cảng vụ trực tiếp quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy, quản lý đăng ký phương tiện thủy, quản lý và đào tạo thuyền viên, vận tải, bảo đảm ATGT, bảo vệ môi trường, thanh kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật giao thông đường thủy…

Còn các cảng vụ khu vực quản lý nhà nước chuyên ngành GTVT đường thủy tại cảng, bến thuỷ đường thủy quốc gia; cung cấp một số sản phẩm dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa trong khu vực được giao.

Lý do đề xuất trên, hiện phần lớn đường thủy quốc gia, cảng bến thủy khu vực miền Trung và Tây Nguyên chưa có sự hiện diện, quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về đường thủy. Trong khi đó, hiện nay tuyến vận tải ven biển bằng tàu VR-SB ngày càng phát triển, đòi hỏi thiết lập sự quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo giao thông thủy phát triển bền vững theo quy định pháp luật và bảo đảm trật tự ATGT, bảo vệ môi trường đường thủy.

Cũng theo đề án trên, Cục Đường thủy sẽ tổ chức, sắp xếp lại cơ quan Văn phòng Cục, sáp nhập, giảm từ 9 đầu mối cấp phòng xuống còn 6 phòng nghiệp vụ và Văn phòng. Đề án dự kiến hoàn thành năm 2019.

Quay lại

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang online: 96
Tổng số truy cập: 16137248